Thế giới ngày càng kết nối và phát triển hơn kéo theo cơn “khát” nguồn nhân lực ở các ngành về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), đặc biệt là ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Úc, Canada. Thuộc nhóm ngành ưu tiên, cơ hội việc làm với thu nhập cao, dễ xin định cư là những lợi thế thu hút ngày càng nhiều du học sinh lựa chọn. Và những sinh viên tốt nghiệp từ những lĩnh vực này luôn được săn đón rạo rực trong nhiều năm trở lại đây.
Hãy để Du học ISET Edu Việt Nam giải thích cho các bạn hiểu thêm về các lĩnh vực STEM và lý do tại sao đây là chìa khóa định cư trong tương lai nhé.
Nhóm ngành STEM là gì?
STEM đề cập đến các ngành trong bốn lĩnh vực này: Khoa học (Science) - Công nghệ (Technology) - Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics). Không chỉ được giảng dạy thành từng bộ môn riêng biệt, nhóm các ngành này cũng được hợp nhất thành một chương trình giảng dạy duy nhất tập trung vào các kỹ năng cần thiết và thực hành, ứng dụng vào môi trường làm việc thực tế. Điều này đặc biệt tạo thuận lợi cho những sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm các công việc đầu tiên.
Tại sao nên học nhóm ngành STEM?
Sinh viên thuộc các khối ngành này sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn, rèn luyện tay nghề cao, ứng dụng thực tiễn cho thị trường lao động song song còn được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: sáng tạo, tư duy, giải quyết vấn đề… Kiến thức rộng, tay nghề cao và các kỹ năng linh hoạt có được giúp sinh viên tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm hơn những người khác. Các lĩnh vực tiềm năng về việc làm trong các lĩnh vực STEM là vô tận khi khoa học và công nghệ ngày càng bùng nổ và không ngừng phát triển.
Triển vọng nghề nghiệp toàn cầu
Các kỹ năng như tính toán, phân tích và khả năng phản biện đều có thể áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp và có thể chuyên môn hóa trong các lĩnh vực như kỹ thuật cơ khí, công nghệ máy tính và lập trình, vật lý, khoa học thực phẩm và xuất bản phần mềm. Các công việc trong lĩnh vực tài chính và kinh doanh cũng đánh giá cao sinh viên tốt nghiệp STEM nhờ các kỹ năng giải quyết vấn đề logic và khả năng phân tích ứng dụng ở cấp độ cao.
Sự thiếu hụt tay nghề trầm trọng ở Mỹ, đặc biệt là đối với các lĩnh vực STEM dẫn tới nhu cầu cao về các loại kỹ năng này. Đến năm 2025, dự kiến sẽ có 3,5 triệu vị trí tuyển dụng và 2 triệu vị trí còn lại chưa được lấp đầy do thiếu sinh viên có năng lực cao. Trên thực tế, chỉ có 16% tổng số bằng cấp là liên quan đến STEM trong năm 2020.
Tương tự, Các ngành nghề thuộc nhóm STEM cũng luôn nằm trong danh sách thiếu hụt nhân lực ngắn và dài hạn tại Úc và New Zealand. Tuy nhiên, một thông tin tích cực hơn, chính phủ Úc đã quyết định đầu tư 64 triệu AUD cho học sinh đầu cấp vào năm học để khuyến khích học sinh theo đuổi các môn học liên quan đến STEM.
Tầm quan trọng của nhóm ngành STEM và nhu cầu nhân lực
Để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng đối với các nhà khoa học, kỹ sư và nhà công nghệ, chính phủ các quốc gia phát triển gần đây thúc đẩy các trường đại học, cao đẳng, học viện phát triển chương trình đào tạo chiến lược khối ngành STEM để truyền cảm hứng cho sinh viên theo học các lĩnh vực này và đảm bảo rằng các kỹ năng tay nghề và kiến thức tốt nghiệp là tiêu chuẩn làm việc.
Tại Úc, chính phủ đã cam kết đầu tư 1,1 tỷ AUD cho Chương trình Nghị sự Khoa học và Đổi mới Quốc gia nhằm cải thiện giáo dục STEM.
Ở cấp đại học ở Mỹ, các phương pháp giảng dạy tốt hơn được hy vọng sẽ tăng khả năng duy trì trong các chương trình học STEM. Người ta ước tính rằng từ năm 2017 đến năm 2027, số lượng công việc gốc sẽ tăng 13% với các vị trí trong lĩnh vực kỹ thuật, máy tính và sản xuất được ưu tiên hơn. Điều thú vị là trong số 100 công việc STEM, 93% có mức lương cao hơn mức trung bình toàn quốc.
Cơ hội định cư cho sinh viên nhóm ngành STEM
Mỹ
Mỹ là một trong những điểm đến mong muốn nhất cho sinh viên quốc tế. Tại Mỹ, chính phủ cho phép sinh viên quốc tế có visa diện F-1 ở lại làm việc tạm thời trong vòng 12 tháng theo Chương trình Đào tạo Thực hành Tùy chọn (Optional Practical Training - OPT) sau khi kết thúc khóa học. Đặc biệt ưu ái hơn, đối với các sinh viên tốt nghiệp khối ngành STEM, sau khi hoàn thành và nhận được lời mời làm việc từ công ty mà bạn đang làm việc, có thể đăng ký gia hạn thời gian OPT thêm 24 tháng. Chính vì vậy, đối với các sinh viên học ngành STEM, thời gian ở lại Mỹ sau tốt nghiệp có thể lên đến 3 năm.
Canada
Để thúc đẩy sinh viên đến Canada học các khối ngành STEM, chính phủ Canada đưa ra các chương trình du học ưu tiên như CES (Canada Express Study Program) và mới đây nhất là SDS (Study Direct Stream) – giảm thiểu thủ tục xin visa du học.
Bên cạnh đó, chính phủ Canada cũng ưu tiên người nhập cư học các khối ngành STEM bằng việc đặt ra những chính sách ưu đãi việc làm, ở lại từ 1 đến 3 năm và có thể nộp đơn xin nhập cư với mong muốn đây sẽ là nguồn nhân lực mới cho Canada. Chính phủ các tỉnh bang cũng thường xuyên đưa ra các chương trình định cư tay nghề mà trong đó các nghề thuộc STEM chiếm phần lớn. Tại Canada, những công việc trả lương cao nhất cho sinh viên sau tốt nghiệp đều thuộc lĩnh vực STEM
Úc, New Zealand
Tương tư, tại Úc và New Zealand, nhằm khuyến khích sinh viên quốc tế đăng ký vào các khối ngành STEM, chính phủ hai nước đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên đào tạo, đầu tư và hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập lẫn sau khi tốt nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp những ngành này, có cơ hội việc làm tốt với mức lương khởi điểm hấp dẫn ngay khi mới ra trường, tạo tiền đề cho sinh viên tăng khả năng lưu trú lâu dài tại đây.
Tóm lại, STEM hiện nay chính là nhóm ngành “khát” nhân lực nhất ở nhiều nước trên thế giới. Các ngành học liên quan lĩnh vực này đang ngày càng trở nên hot hơn bao giờ hết. Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và sự phát triển không ngừng của kĩ thuật, tiếp cận giáo dục STEM là một hướng đi đúng đắn, đầu tư chính đáng để các bạn có thể trang bị hành trang tốt nhất để thích ứng trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 cũng như thu được những lợi ích vô cùng giá trị.
Link tham khảo các ngành học thuộc STEM tại Mỹ:
https://www.ice.gov/sites/default/files/documents/Document/2016/stem-list.pdf